Có rất nhiều bạn hỏi để có được sản phẩm đồ đồng đẹp thì người nghệ nhân phải làm qua các công đoạn nào? Qua bài viết này đồ đồng mỹ nghệ xin giới thiệu về Quy trình đúc đồng truyền thống tại đồ đồng mỹ nghệ. Sơ lược có bốn công đoạn chính để hoàn thành một sản phẩm.
Để có một sản phẩm về quà tặng đồ đồng đẹp. Yêu cầu trước hết của người thợ là sự kiên trì, cẩn thận, tỉ mỉ và kinh nghiệm trên từng công đoạn. Hàng trăm năm qua khi các ngành nghề khác thay đổi chóng mặt vì sự phát triển của khoa học và công nghệ thì đúc đồng truyền thống vẫn như buổi sơ khai, hầu hết làm thủ công.
1) Tạo mẫu
Nghệ nhân tạo mẫu như hình ảnh của sản phẩm mẫu
– Dùng đất sét đắp mẫu theo quy định, chỉnh sửa đường nét, ngôn ngữ điêu khắc của thành phẩm trên từng thành phẩm.
– Khi đạt được yêu cầu làm khuôn thạch cao âm bản chỉnh sửa đổ ra khuôn thạch cao.
– Bản chỉnh sửa đường nét như phác thảo đã được duyệt.
2) Tạo khuôn
Công đoạn làm khuôn
– Dùng đất + chấu + giấy gió để làm khuôn âm bản (Khuôn mở hay còn gọi là khuôn 2 nửa)
– Sau đó dùng đất bùn củ + chấu + bột chịu nhiệt làm cốt bên trong (gọi là làm thao)
– Nung chín khuôn ở nhiệt độ 700 độ C, sau đó để nguội căn chỉnh độ dày mỏng của phần đồng, đạt theo yêu cầu kỹ thuật
– Chỉnh sửa khuôn, lau nhẵn, quét sơn chịu nhiệt nung lại 1 lượt nữa ở nhiệt độ 500 độ C, ghép khuôn thành 1 khối
3) Nấu chảy nguyên liệu
Nấu đồng ở nhiệt độ 1200 độ C, khi đồng chảy hết pha tỷ lệ Thiếc + Chì + Kẽm theo yêu cầu, chỉnh nhiệt độ la 1250 độ C, nước đồng lỏng đạt theo yêu cầu lúc đó đưa ra và rót vào khuôn
* Lưu ý
– Khi pha kim loại vào từng thành phẩm các nghệ nhân phải có kinh nghiệm pha chộn các hỗn hợp kim loại lại với nhau
– Ví dụ:
+ Đối với tượng bán thân tỷ lệ cần pha : Đồng 92% + Thiếc 5% + Chì 3%
+ Nhưng đối với tượng ngoài trời thì tỷ lệ: Đồng 85% + Thiếc 9% + Chì 3% + Kẽm 2% + Ni Ken 1%
– Tuỳ theo từng thành phẩm mà các nghệ nhân pha trộn khác nhau
4) Rót khuôn
Nấu và rót hợp kim vào khuôn
– Trước khi đúc đồng và các hợp kim nóng chảy vào khuôn phải nung khuôn nóng đều, đủ độ nhiệt cho đồng chảy đều trong khuôn. Đây là khâu khó nhất phải nhờ kinh nghiệm của đôi mắt và khả năng phán đoán của nghệ nhân kinh nghiệm đảm trách
5) Hoàn thiện sản phẩm
Công đoạn hoàn thiện sản phẩm
– Sau khi khuôn nguội, dỡ khuôn lấy sản phẩm ra mài, giũa, đục, tách, mà rũa theo mẫu và con mắt của nghệ nhân phải đồng sắc – đồng khí mới đạt yêu cầu kỹ thuật, nghệ thuật.
Khó đúc nhất là các loại: sản phẩm có các thành phần chi tiết nhỏ, tượng chân dung Phật, người phải có thần thái; chuông, khánh đánh lên phải trong trẻo, ngân vang.
– Sản phẩm đúc ra sau khi đã đạt tiêu chuẩn về hình dáng, kích thước, họa tiết phải tiến hành khâu làm nguội. Muốn làm được công đoạn này cần phải có dụng cụ riêng như cây
khoan, bàn dũa, dao chấn đe… Khâu quan trọng nhất là trạm, với rất nhiều dụng cụ chuyên dùng, nghệ nhân trạm có thể tạo ra các đường nét như ý đó là các đường “trạm án”, “trạm chìm”, “trạm đúc nổi” (trạm dương bản).
– Nghề khảm đồng cũng là một nghề đặc sắc của xưởng chúng tôi. Bản chất của công đoạn này là đưa vào bề mặt của sản phẩm những kim loại quý khác như vàng, bạc để tạo giá trị và tính nghệ thuật cao
Trước tiên các nghệ nhân phải đục trên bề mặt sản phẩm tạo thành hình ảnh âm bản cho các hoạ tiết, thiết kế vừa khớp với những khối âm đã tạo ra từ các kim loại khác, tiếp theo là dát lại và đánh bóng bề mặt.
– Thêm chất khí, khi đưa thêm một kim loại khác lên sản phẩm đồng gọi là khảm nhị khí, hai kim loại khác gọi là tam khí.
– Đây cũng là một công đoạn được coi là công thức gia truyền của mỗi nghệ nhân. Nhờ đó mà người ta tạo được các màu sắc khác nhau thích hợp cho từng sản phẩm, kể cả các sản phẩm giả cổ có màu sắc hoen gỉ như đã qua hàng nghìn năm. Và đặc biệt là màu được giữ nguyên vẹn cho hàng trăm năm sau.